Hạn chế “Click tặc” trong quảng cáo Google Adwords với 6 cách này

Hạn chế “Click tặc” trong quảng cáo Google Adwords với 6 cách này

Mở đầu, mình xin giải thích để một số bạn biết được “Click tặc” nghĩa là: những lượt nhấp chuột vào quảng cáo Google Adwords với mục đích cố tình gây thiệt hại cho nhà quảng cáo (Tác động về cả ngân sách quảng cáo, mức độ hiển thị trên mạng hiển thị và kết quả tìm kiếm trên mạng tìm kiếm của Google)

Mình cũng xin được khẳng định là không có cách nào ngăn chặn được 100% click tặc. Đây là điều mà những người đã từng chạy quảng cáo click cho tới cả hỗ trợ của Google cũng đều kết luận thế, hệ thống nào cũng có những lỗ hổng không có gì tuyệt đối.

Tuy nhiên, AdWords có hệ thống thanh lọc những click được cho là “không hợp lệ” để hoàn lại tiền cho nhà quảng cáo nhưng nó chỉ giúp hoàn một phần tiền. Còn việc click tặc khiến cho các quảng cáo của nhà quảng cáo không thể hiển thị (vì hết ngân sách) thì hệ thống tự động vẫn chưa chặn được, điều này có thể khiến nhà quảng cáo bỏ lỡ mất một lần hiển thị quảng cáo tiềm năng.

Đã ăn cắp thì dù chỉ 1 viên kẹo cũng là ăn cắp, thì 1 nhấp chuột cố tình của đối thủ cũng là “click tặc”. Nhưng nếu đối thủ chỉ nhấp 1 hay 2 click thì làm sao hệ thống biết được mà ngăn chặn, vì vậy, để nói là đưa ra phương pháp để chặn 100% click tặc thì dường như là điều không thể. Tuy vậy, nếu có cả trăm đối thủ cùng thực hiện 1 hay 2 cái click chuột vào quảng cáo của nhà quảng cáo thì mất mát lúc này sẽ không còn nhỏ nữa.

Ví dụ: Tôi kinh doanh về lĩnh vực giải pháp Internet cho doanh nghiệp, tôi chạy quảng cáo mạng tìm kiếm của google với từ khóa là: đăng ký tên miền giá rẻ. Tôi thiết lập quảng cáo với ngân sách là 1 triệu/ ngày nhưng chỉ mới 1/2 ngày thì quảng cáo đã dừng vì cạn kiệt ngân sách hàng ngày. Sau khi áp dụng những cách dưới đây thì tôi đã giảm thiểu được việc bị “Click tặc”

Nhưng cái mất mát lớn hơn là từ phần mềm click tặc, bạn thử nghĩ xem, bạn sẽ làm gì nếu, buổi sáng, vừa khởi động chiến dịch quảng cáo là đã mất sạch toàn bộ ngân sách quảng cáo của cả ngày. Kể cả bạn có được hệ thống hoàn lại 100% số ngân sách đã mất thì tổn thất vẫn là vô cùng lớn. Vì mục đích của nhà quảng cáo khi thực hiện chạy chiến dịch quảng cáo là để khách hàng biết tới mình, chứ không phải mục đích là được hoàn lại tiền mỗi ngày. Nhưng click tặc khiến quảng cáo không tới được với khách hàng thì xem như nhà quảng cáo thất bại với mục đích mà bạn đặt ra cho chiến dịch quảng cáo của bạn.

Vì vậy, bài viết này chia sẻ cách hạn chế, tuy không chặn được hoàn toàn, nhưng những phương pháp sau sẽ giúp bạn gia tăng hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và hạn chế tối đa hậu quả của click tặc:

  1. Chia nhỏ ngân sách quảng cáo hàng ngày ra thành nhiều chiến dịch.
    • Chia nhỏ ngân sách là để: Không bị mất sạch ngân sách cho cả ngày chỉ trong một lúc, việc chia nhỏ ngân sách này sẽ giúp cho quảng cáo của bạn có thể hiển thị đều khắp cả ngày. Hạn chế việc cạn kiệt ngân sách trước thời gian hoạch định, dẫn đến việc bỏ lỡ mất một số lần hiển thị quảng cáo tiềm năng.
    • Thực hiện bằng cách: Bình thường, nếu bạn đặt ngân sách hàng ngày của một chiến dịch là 300.000 VNĐ/chiến dịch thì bạn hãy tạo ra 4 bản sao của chiến dịch đó và chia nhỏ số tiền ngân sách hàng ngày cho mỗi chiến dịch và cài đặt thời gian chạy chiến dịch khác nhau
    • Ví dụ: Chiến dịch 1: từ 7h-10h, Chiến dịch 2: từ 10h-12h… (Bạn có thể xem hình minh họa)
      chia-nho-gia-thau-adwords
  2. Chặn IP người dùng.
    • Bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra tại http://histats.com/ hoặc các phần mềm tạo chatbox hay là các phần mềm khác mà bạn biết để theo dõi IP những người vào website của bạn.
    • Cần phải làm như vậy là để: Nhà quảng cáo sẽ lọc ra được đâu là khách hàng thực sự, đâu là click tặc, để chặn các IP đó, không cho hiển thị quảng cáo tới những IP đó để tránh lãng phí chi phí cho số nghìn lần hiển thị tiềm năng và giảm thiểu lượng click chuột không liên quan.
    • Thực hiện bằng cách:
      Bước 1: Lựa chọn Chiến dịch cần chỉnh sửa và nhấn vào Tab cài đặt
      Bước 2: Kéo xuống phần Cài đặt nâng cao và chọn Loại trừ IP bấm vào chỉnh sửa và nhập IP bạn muốn loại trừ vào chan-ip-adwords
    • Lưu ý: Tuy nhiên, ở Việt Nam thì cách này không mang lại hiệu quả lắm vì đa phần người dùng VN sử dụng IP động.
  3. Tùy chỉnh giá thầu cho thiết bị.
    • Cách này nếu bạn hay bị click ảo trên máy tính hay trên điện thoại thì giảm giá thầu trên thiết bị đó xuống để hạn chế nhận được các click không liên quan.
    • Cách thực hiện: Xem hình minh họa bên dưới
      chinh-gia-thau-tren-thiet-bi
  4. Gửi yêu cầu hỗ trợ cho Google.
    • Google có sẵn hệ thống lọc các click tặc để hoàn tiền cho các nhà quảng cáo của mình, nhưng chỉ một phần nào đó mà thôi. Nếu bạn thấy thất thoát quá nhiều thì có thể gửi yêu cầu cho Google yêu cầu họ hỗ trợ, họ sẽ cử chuyên gia xem xét tài khoản của bạn để hoàn thêm tiền cho bạn.
    • Cách thực hiện:
      – Ấn vào bánh răng bên phải giao diện và chọn “Trợ giúp”
      – Sau đó gửi nội dung yêu cầu mà bạn muốn họ kiểm tra cho họ, nội dung ngắn gọn, rõ ràng, không cần hoa lá màu mè gì cả, viết giống như bạn đang gửi yêu cầu thực hiện đơn hàng vậy.
      – Ví dụ: Hiện tại, tôi kiểm tra thấy tài khoản quảng cáo của tôi bị click tặc quá nhiều (CTR 800%) nhưng hầu như các truy cập có tỷ lệ thoát rất nhanh, vì vậy, nhờ Google check lại giúp tôi. Xin cảm ơn!
  5. Chặn người dùng có thời gian một phiên (Session) dưới 9 giây (Cái thời gian này bạn có thể tùy chỉnh theo ý mình)
    • Phần này bạn phải làm trên tài khoản Google analytics của bạn.
    • Những người vào website của bạn mà thoát ra ngay trong khoảng dưới 10 giây chứng tỏ họ không hứng thú với sản phẩm của bạn hoặc không thích website của mình. Vì vậy họ có thể là đối thủ hoặc khách hàng không tiềm năng, nên không cần quảng cáo tới họ nữa. (Tuy nhiên, ở đây mình chỉ nói là có thể thôi, chứ chưa thể khẳng định, vì có thể có 1 số yếu tố tác động khác, như tốc độ load của website bạn đang chậm thì bạn cần tối ưu nó, nên cần nghiên cứu các yếu tố thật kỹ trước khi đưa ra kết luận)
    • Cách thực hiện: Phần này hơi dài nên mình sẽ update trong phần 2 vào ngày mai nhé!
  6. Chặn “Nhân khẩu học” không xác định.
    • Phần này các bạn xem thêm phần 2 hướng dẫn thiết lập nhân khẩu học mình sẽ cập nhật vào sáng mai nhé!

Chúc các bạn thành công với chiến dịch Adwords của mình nhé!

Yến Trần