LỢI ÍCH CỦA TÊN MIỀN VIỆT NAM TIẾNG VIỆT Tên miền Việt Nam tiếng Việt bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp trong môi trường đa ngôn ngữ.

tenmien .com

371k/ năm

tenmien .vn

42k/ năm

Đặc điểm chính của tên miền Việt Nam tiếng Việt

Tên miền TIẾNG VIỆT là gì?

Tên miền Việt Nam Tiếng Việt là tên miền quốc gia Việt Nam, thuộc hệ thống tên miền đa ngữ IDN đã được quốc tế công nhận, là xu thế phát triển chung.

Cấu trúc tên miền Việt NAM

Tên miền tiếng Việt được phát triển theo cấu trúc tên miền cấp 2 (trực tiếp sau “.vn“). Không có các tên miền tiếng Việt dưới tên miền cấp 3 dùng chung như .com.vn, .net.vn,

Lợi ích tên miền TIẾNG VIỆT

Tên miền đăng ký được pháp luật bảo vệ. Tên miền được tất cả các trình duyệt thông dụng hỗ trợ theo chuẩn quốc tế. Tên miền tiếng Việt rõ nghĩa, tránh được những cách hiểu mập mờ.

Quản lý tài khoản và cập nhật thông tin tài khoản.
Quản lý danh sách toàn bộ tên miền và dịch vụ đi kèm.
Tra cứu, quản lý và cập nhật mọi thông tin về tên miền của mình.
Dịch vụ Whois.
Không hạn chế số lượng Sub-Domains.
Không hạn chế số lượng máy chủ E-mail.
Trỏ domain về một domain khác.
Khai báo NS services.
Nạp tiền, đăng ký, gia hạn, đổi DNS.
Theo dõi giao dịch, đối chiếu công nợ, kết xuất ra excel.
Quản lý dịch vụ hosting, VPS, chứng chỉ số, DNS zone.
Thông báo gia hạn, đặt chế độ gia hạn tự động.
Khoá/ mở khóa, chuyển tên tên miền.
Cung cấp trang quản lý riêng cho khách hàng.

Vòng đời tên miền Việt Nam TIẾNG VIỆT

Trạng thái tự do

Trong thời gian này, người sử dụng hoàn toàn có thể đăng ký tên miền hợp lệ và ai đăng ký trước sẽ được cấp trước

Tên miền đã được đăng ký

Thời gian cho phép duy trì từ 1-10 năm/lần và tối đa là 50 năm. Không được chuyển đổi NĐK trong 60 ngày kể từ khi đăng ký, và sau 30 ngày trước khi hết hạn.

Trạng thái gia hạn

Trong vòng 1-5 ngày sau khi hết hạn, tên miền vẫn được duy trì hoạt động bình thường.

Tạm ngưng hoạt động

Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 35 sau khi hết hạn, tên miền bị tạm ngưng hoạt động nhưng vẫn được phép gia hạn.

Xử lý thu hồi

Sau 35 ngày kể từ ngày hết hạn, tên miền sẽ chuyển sang trạng thái xử lý thu hồi, chủ thể không thể gia hạn tên miền.

Trả lại tự do

Tên miền bị thu hồi và đưa về trạng thái tự do để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký sử dụng.

FAQ về Tên miền Việt nam tiếng Việt là gì?

Đối tượng được đăng ký sử dụng tên miền Việt Nam là gì?

Đối tượng được đăng ký sử dụng tên miền Việt Nam là gì?

Mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước đều được quyền đăng ký, sử dụng tên miền Việt Nam. Đăng ký tại đây.

Tôi muốn đăng ký tên miền Tiếng Việt dưới đuôi .com.vn có được không?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 5 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT, “Tên miền tiếng Việt bao gồm tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính, tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng riêng và tên miền tiếng Việt cấp 3 dưới tên miền tiếng Việt cấp 2 phân theo địa giới hành chính.

a) Tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính là tên miền tiếng Việt được đặt theo tên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được sử dụng chung mà không cấp riêng cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào (hànội.vn, hảiphòng.vn…);

b) Tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng riêng là tên miền tiếng Việt dành cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng theo yêu cầu riêng;

c) Tên miền Tiếng Việt cấp 3 là tên miền Tiếng Việt dưới tên miền Tiếng Việt cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính và dành cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng theo yêu cầu riêng.”

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, VNNIC mới chỉ cấp quyền sử dụng đối với loại tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng riêng (ví dụ nguyễnvănA.vn, …). Vì vậy, hiện tại, bạn không thể đăng ký tên miền tiếng Việt dưới đuôi .com.vn hay .net.vn cũng như các đuôi tên cấp 2 dùng chung khác.

Tại sao có những cụm từ hoàn toàn đầy đủ ý nghĩa trong tiếng việt nhưng khi gắn với .vn lại không được coi là tên miền Việt Nam?

Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 5 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT, “Tên miền tiếng Việt là tên miền đa ngữ, trong đó các ký tự tạo nên tên miền là các ký tự được quy định trong bảng mã tiếng Việt, bảng mã tiếng Việt mở rộng theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 và dấu “-”, bao gồm tên miền tiếng Việt các cấp dưới tên miền “.vn”.”

Hơn nữa, theo nguyên tắc đầu tiên, tên miền tiếng Việt phải là cụm từ, ngữ chứa ít nhất một ký tự tiếng Việt có dấu trong bảng mã tiếng Việt( â; ă; ơ, ê, đ; ò; ..), các ký tự kết hợp với nhau tạo nên một tên miền rõ nghĩa trong tiếng Việt. Do vậy, rất nhiều tên miền có thể có ý nghĩa trong tiếng Việt nhưng không được coi là tên miền tiếng Việt. VD: hoalan.vn; hoasen.vn, conngoan.vn, v.v…

Lưu ý: Tên miền phải rõ nghĩa trong ngôn ngữ tiếng Việt, không được viết tắt toàn bộ tên miền.

Quy định về việc đăng ký sử dụng tên miền Việt Nam là gì (TMTV)?

Quy định về việc đăng ký sử dụng tên miền Việt Nam tiếng Việt là gì?

Tên miền đăng ký phải tuân thủ theo quy định của Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/08/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.

* Theo quy định tại Khoản 7 Điều 5 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT, tên miền tiếng Việt bao gồm tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính, tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng riêng và tên miền tiếng Việt cấp 3 dưới tên miền tiếng Việt cấp 2 phân theo địa giới hành chính.

a) Tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính là tên miền tiếng Việt được đặt theo tên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được sử dụng chung mà không cấp riêng cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào (hànội.vn, hảiphòng.vn…);

b) Tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng riêng là tên miền tiếng Việt dành cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng theo yêu cầu riêng;

c) Tên miền tiếng Việt cấp 3 là tên miền tiếng Việt dưới tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính và dành cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng theo yêu cầu riêng.

* Điều 6 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT về đăng ký tên miền “.vn” quy định như sau:

1. Đăng ký tên miền “.vn” được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử, đăng ký trước được quyền sử dụng trước, ngoại trừ:

a) Các tên miền thuộc phạm vi ưu tiên bảo vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này;

b) Các tên miền được dành cho đấu giá theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Tên miền do tổ chức, cá nhân tự chọn để đăng ký, nhưng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Không có các cụm từ xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia hoặc vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

b) Rõ ràng, nghiêm túc, không gây hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt;

c) Có ít nhất một hoặc một dãy ký tự dưới tên miền cấp cao “.vn”;

d) Được chứa các ký tự từ a đến z; 0 đến 9; các ký tự tiếng Việt trong bảng chữ cái tiếng Việt và tất cả các ký tự được hệ thống máy chủ tên miền trên mạng chấp nhận. Các ký tự này không phân biệt viết hoa hay viết thường;

đ) Được chứa dấu gạch nối “-” nhưng không được bắt đầu hoặc kết thúc với ký tự này và không được có hai dấu gạch nối “-” đi liền nhau trong tên miền;

e) Ở mỗi cấp không được nhiều hơn 63 ký tự (đối với tên miền tiếng Việt, số lượng ký tự được tính theo chiều dài sau chuyển đổi thành chuỗi không dấu ASCII);

g) Đối với tên miền dưới “.name.vn” phải đảm bảo tên miền là tên hoặc đi kèm tên là họ, tên đệm, nơi sinh, năm sinh của cá nhân (tổng thể mang ý nghĩa tên riêng của cá nhân).

Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân không liên quan đến tên miền được bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT không được đăng ký các tên miền được bảo vệ.

Xem thêm về quy trình tên miền tại đây.

Tra cứu thông tin về Tên miền tiếng Việt như thế nào?

Bạn vui lòng truy cập địa chỉ https://whois.net.vn để tra cứu thông tin.

Khi đó, bạn sẽ có được những thông tin liên quan đến tên miền đã tra cứu như: Tên chủ thể; Ngày đăng ký tên miền; Ngày hết hạn của tên miền.

Tên miền Tiếng Việt có thể được chuyển nhượng hay không?/ tôi muốn tặng tên miền Tiếng Việt cho bạn tôi, tôi cần phải làm những thủ tục gì?

Theo quy định của Luật Viễn thông, tài nguyên Internet (trong đó có tên miền “.vn”) và Quyết định số 38/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet có hiệu lực thi hành từ ngày 01/09/2014, tên miền tiếng Việt thuộc đối tượng được phép chuyển nhượng, nhưng phải tuân thủ theo một số nguyên tắc cụ thể và hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn và quy định cụ thể nên vẫn chưa được thực hiện.

Có một số trường hợp khi người dùng gõ tên miền Tiếng Việt, tên hiển thị trên thanh địa chỉ của trình duyệt lại bị biến dạng , như vậy là sao và khắc phục như thế nào?

Về nguyên tắc, khi gõ tên miền tiếng Việt hệ thống sẽ chuyển sang dạng mã ASCII. Ví dụ với tên miền “tênmiềntiếngviệt.vn” thì mã ASCII tương ứng là “xn--tnmintingvit-oeb8308h0a8h.vn”. Vấn đề này chủ yếu gặp phải với trình duyệt IE. Các trình duyệt khác (Mozila Firefox, Google Chrome) thì hầu như không bị. Để khắc phục lỗi này, trình duyệt IE cần được bổ sung tham chiếu ngôn ngữ tiếng Việt

Tại sao khi đăng ký thì có thể viết tên miền dưới dạng có dấu cách và không có dấu cách nhưng khi gõ lên trình duyệt thì không được gõ dưới dạng có dấu cách?

Về nguyên tắc, tên miền khi gõ lên trình duyệt không được phép có dấu cách. Đó là quy định kỹ thuật bắt buộc của hệ thống máy chủ tên miền trên toàn thế giới đối với tên miền nói chung chứ ko phải mỗi tên miền “.vn”. Khi chủ thể đăng ký tên miền tiếng Việt, VNNIC khuyến khích người dùng nhập tên miền dưới dạng có dấu cách là để làm rõ nghĩa hơn tên miền của mình (Ví dụ: tên miền nguyễn hồng ân.vn. viết dưới dạng có dấu cách “nguyễn hồng ân” sẽ làm rõ nghĩa tên miền, Nếu viết không có dấu cách “nguyễnhồngân”, có thể hiểu thành “nguyễn hồ ngân” ). Còn khi sử dụng, chủ thể không được phép gõ tên miền dưới dạng có dấu cách.