Ý nghĩa các chỉ số đo lường trong Google Analytics

Ý nghĩa các chỉ số đo lường trong Google Analytics

Analytics: phân tích

Phân tích không phải là chỉ cài đặt Google Analytics vào website rồi hằng ngày nhìn vào những chỉ số như sessions, time on site, bounce rate mà chẳng biết phải làm gì với nó. Phân tích ở đây bao gồm việc đo lường các chỉ số và từ đó tìm ra được định hướng để cải thiện tỉ lệ chuyển đổi mongmuốn. Một visitors vào website của bạn và sau đó trở thành một khách hàng, điều gì xảy ra ở khoảng giữa đó, điều gì khiến khách hàng của bạn thay đổi ý định? Tìm ra lời giải đáp chính là công việc của quá trình phân tích. Để đo lường được, chúng ta thường dựa vào 3 phương thức đo lường chính:anh

Phân tích là tìm ra điều gì xảy ra khi 1 visitor chuyển đổi thành 1 customer

  • Performance Channel Tracking:đo lường về số lượng traffic đến từ từng kênh, kênh nào hoạt động hiệu quả hơn, kênh nào mang lại nhiều khách hàng hơn, kênh nào có số lượng chuyển đổi cao nhất?
  • Audience Response Tracking:đo lường về các phản hồi của người dùng khi họ ở trên website ví dụ như thời gian họ ở trên website, họ thoát khỏi website ở trang nào, họ xem những trang nào trước khi thực hiện conversion?
  • User Behaviour Tracking:đo lường về hành vi người dùng bằng các công cụ như heatmap để biết họ rê chuột vào những điểm nào trên website, click vào đâu, scroll trang web tới đâu?

Ví dụ: Website của bạn làm về các giải pháp trực tuyến cho doanh nghiệp như: đăng ký tên miền, thiết kế website, hosting, VPS,…….. mỗi khách hàng đến với website sẽ có một mục đích khác nhau. Thì công cụ heatmap cho ta biết khách hàng đó đã tìm hiểu thông tin gì để ta có thể dễ dàng tư vấn cho họ đúng với nhu câu họ mong muốn.White-Paper-Main-Image

Có 3 điều quan trọng bạn cần xác định với việc phân tích đó là:

  • Tìm đúng KPI để track:sessions vào trang web hay số followers trên fan page có phải là những chỉ số bạn muốn track? Chúng liệu có phải là những chỉ số liên quan trực tiếp đến các mục tiêu chiến lược digital marketing của bạn? Nếu không thì tức là bạn đang track sai. Chúng ta sẽ nói thêm về việc làm thế nào để xác định chỉ số (metrics) cho đúng ở một phần bên dưới.
  • Xác định mức độ ảnh hưởng của sự phản hồi từ khách hàng: liệu có phải những khách hàng ở lại trên website lâu hơn 3 phút sẽ có khả năng mua hàng nhiều hơn? Hay những khách hàng xem qua trang thông tin công ty họ sẽ thường để lại thông tin liên lạc hơn những người không xem? Hiểu rõ được sự phản hồi từ khách hàng tác động trực tiếp đến khả năng chuyển đổi sẽ giúp bạn xác định được chỉ số nào cần phải đặt làm KPI.
  • Phân tích chứ không phải báo cáo:export những data từ các công cụ đo lường ra file excel rồi gửi đi thì không phải phân tích, mà là báo cáo. Cái bạn cần biết là từ những data đó bạn có thể làm được gì?

Chúng ta sẽ có đề cập về việc lựa chọn các KPI nào để tracking và theo dõi một cách đúng đắn hơn ở bên dưới.

Yến Trần