Băng thông là gì? Băng thông của hosting là gì?

Băng thông là gì? Băng thông của hosting là gì?

Băng thông hay có tên gọi khác là Bandwidth, đây là một khái niệm chỉ tốc độ truyền tải dữ liệu của đường truyền. Băng thông ảnh hưởng đến rất nhiều mặt của internet. Vậy băng thông là gì? Tại sao nó lại quan trọng như vậy?

Băng thông là gì?

Băng thông là gì
 Bandwidth là gì?

Băng thông mạng (Bandwidth network) là dung lượng liên kết truyền thông mạng có dây hoặc không dây. Thể hiện dữ liệu được truyền tối đa từ điểm này đến điểm khác thông qua mạng máy tính hoặc kết nối internet trong một khoảng thời gian nhất định – thường là một giây.

Đồng nghĩa với dung lượng, băng thông mô tả tốc độ truyền dữ liệu. Bandwidth không phải là thước đo tốc độ mạng như nhiều người nghĩ – một quan niệm sai lầm phổ biến.

Băng thông của hosting là gì?

Băng thông của hosting (Bandwidth hosting) là thông số dung lượng tối đa mà lượt truy cập người dùng có thể vào website thường được tính bằng Mbps.

Ví dụ nếu bạn tải một tệp tài liệu có kích thước là 1MB lên website và có 100 người dùng tải tệp tài liệu đó về thì bạn đã tiêu tốn tổng cộng 101MB băng thông của hosting. Khi bạn thuê các gói hosting của TCBD sẽ không giới hạn băng thông.

Lưu ý quan trọng: Khi đăng ký tất cả dịch vụ hosting tại TCBD, bạn sẽ được ưu đãi sử dụng băng thông không giới hạn. Việc sử dụng băng thông càng lớn sẽ giúp cho tăng tốc độ tải trang, tăng trải nghiệm người dùng, giúp website dễ dàng on top trên công cụ tìm kiếm, tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng.

Click vào đây để đăng ký Hosting Cao Cấp tại TCBD!!!

Cách hoạt động của băng thông là gì?

Kết nối dữ liệu càng có nhiều Bandwidth, càng có nhiều dữ liệu có thể gửi và nhận cùng một lúc. Băng thông có thể được so sánh với lượng nước có thể chảy qua một đường ống. Ống càng lớn thì càng có nhiều nước chảy qua nó cùng một lúc.

Bandwidth hoạt động trên nguyên tắc tương tự. Vì vậy, với dung lượng của liên kết truyền thông hoặc đường ống càng cao. Thì càng nhiều dữ liệu có thể truyền qua nó mỗi giây. 

Những users cuối trả tiền cho dung lượng kết nối mạng của họ. Do đó, dung lượng liên kết càng lớn, thì giá thành cũng càng đắt.

Bandwidth và Speed?

Thuật ngữ Bandwidth và tốc độ (speed) thường được sử dụng thay thế cho nhau. Nhưng nó không hề chính xác. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn một phần có thể là do việc sử dụng chúng trong các quảng cáo của internet service providers (ISPs), đề cập đến tốc độ cao hơn. Trong khi chúng thực sự có nghĩa là băng thông.

Bandwidth và Speed
 Bandwidth và Speed

Về cơ bản, tốc độ đề cập đến vận tốc mà dữ liệu có thể được gửi đi. Trong khi định nghĩa của băng thông là dung lượng (capacity) cho tốc độ đó. Bây giờ ta xét lại phép ẩn dụ về nước như ở trên. Speed đề cập đến tốc độ nước chảy qua một đường ống. Còn băng thông liên quan đến đường kính của đường ống. Để tránh nhầm lẫn, sẽ hợp lý hơn khi sử dụng thuật ngữ Bandwidth (hoặc Bandwidth capacity) và tốc độ mạng. Thay vì sử dụng tốc độ Bandwidth.

Tại sao băng thông lại quan trọng?

Ở bất kỳ vị trí triển khai nhất định nào, chẳng hạn như nhà cửa hoặc kinh doanh. Đều có Bandwidth limits. Có nghĩa là, chỉ có rất nhiều không gian trong đường ống để dữ liệu chảy qua. Vì lý do này, nhiều thiết bị ở một vị trí phải chia sẻ băng thông. Một số thiết bị, chẳng hạn như TV, có băng thông cao hơn. Trong khi tablets thường sử dụng ít hơn nhiều so với TV. Mặc dù speed và bandwidth không thể hoán đổi cho nhau. Nhưng băng thông lớn hơn là điều cần thiết nếu speed có thể duy trì được trên nhiều thiết bị.

Có những dạng băng thông nào?

Bandwidth có nhiều loại, nhưng dựa theo phương tiện và tiêu chí cơ bản chia thành các loại dưới đây:

Dựa theo phạm vi sử dụng:

  • Bandwidth trong nước: Các máy chủ trong cùng một quốc gia sẽ dùng loại băng thông này để trao đổi và tương tác qua lại. Thông thường, Bandwidth trong nước được ưu tiên sử dụng cho các mạng nội bộ.
  • Bandwidth quốc tế: Khác với Bandwidth trong nước, Bandwidth quốc tế được các máy chủ giữa nhiều nước trao đổi và tương tác qua lại. Vì thế khi cáp quang quốc tế xảy ra vấn đề thì việc truy cập vào các website nước ngoài sẽ bị hạn chế hoặc không thực hiện được.

Dựa theo dung lượng sử dụng:

  • Bandwidth được cam kết: Người dùng sẽ được cung cấp một dung lượng băng thông nhất định để sử dụng. Khi nào dùng hết thì bạn phải bỏ phí ra để được tiếp tục trải nghiệm.
  • Bandwidth được chia sẻ: Đây là hình thức dùng cho nhiều máy chủ chia sẻ khác nhau để giảm thiểu tình trạng Server bị đơ.
  • Bandwidth riêng: Người dùng phải thanh toán cho phần Bandwidth mình đã dùng và không phải chia sẻ với ai khác.

Đơn vị đo băng thông là gì?

Ban đầu, đơn vị đo của băng thông là bit/giây và được biểu thị bằng ký hiệu bps. Đến nay vì đơn vị của băng thông khá lớn nên được đo bằng các đơn vị như: Megabit/giây (Mbps), Gigabit/giây (Gbps) hoặc Terabit/giây (Tbps).

Dưới đây là một số cách đo đơn vị băng thông:

  • Kilobit = 1.000 bits.
  • Megabit = 1,000 kilo = 1.000.000 bits.
  • Gigabit = 1.000 mega = 1.000.000.000 bits.
  • Terabit = 1.000 giga = 1.000.000.000.000 bits.

Bên cạnh đó, sau đơn vị Terabit còn có Petabit, Extabit, Zettabit và Yottabit, mỗi đơn vị sau gấp 10 lần đơn vị trước.

Cách đo lường bandwidth là gì?

Băng thông thông thường được biểu thị bằng bits mỗi giây(bps). Nhưng các liên kết mạng hiện đại có dung lượng lớn hơn. Nên nó thường được đo bằng hàng triệu bits mỗi giây (Mbps). Hoặc thậm chí hàng tỷ bits mỗi giây (Gbps).

Bandwidth connections có thể đối xứng, có nghĩa là dung lượng dữ liệu giống nhau theo cả hai hướng để upload hoặc download dữ liệu. Hoặc không đối xứng, khi dung lượng download và upload không bằng nhau. Trong các kết nối không đối xứng, dung lượng upload thường nhỏ hơn dung lượng download. 

Bandwidth có ảnh hưởng như thế nào tới Website?

Như đã nói như trên Băng thông chính là thông số thể hiện lượng dữ liệu được truyền trong một giây, đại diện cho tốc độ truyền dữ liệu của một đường truyền. Vì thế khi bạn chọn gói dịch vụ có giới hạn băng thông càng lớn thì lưu lượng dữ liệu cho phép truyền tải càng cao. Ngoài ra, các yêu cầu truy cập website của bạn sẽ bị từ chối nếu hết băng thông.

    Bandwidth có tầm ảnh hưởng nhất định đến web hosting của bạn

Vì thế, có một trang web chuyên nghiệp chưa phải là tất cả, bạn cần phải sở hữu cho mình một gói hosting chất lượng kèm theo một băng thông đủ lớn để luôn đảm bảo website không bị quá tải khi lưu lượng người truy cập tăng cao.

Có thể thấy băng thông là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người truy cập với website. Do đó, bạn đừng quên lựa chọn cho website của mình gói dịch vụ lưu trữ có bandwidth phù hợp nhé.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua hosting tốc độ cao, băng thông không giới hạn và cực kỳ ổn định kèm theo những tính năng vượt trội thì dịch vụ Hosting Cao Cấp của TCBD sẽ là một lựa chọn hoàn hảo.

Để đảm bảo tốc độ truy cập nhanh nhất cho website cũng như mang lại sự ổn định vượt trội cho máy chủ, TCBD luôn chú trọng đầu tư hạ tầng, phần cứng và những công nghệ hiện đại khác,… trong đó có thể kể đến:

  • Lựa chọn trung tâm dữ liệu VNPT IDC để triển khai hệ thống. Đây là trung tâm dữ liệu hiện đại số 1 tại Việt Nam hiện nay với băng thông lớn nhất cả nước.
  • Đặc biệt, TCBD tự hào là một trong số ít những đơn vị cung cấp dịch vụ hosting tại Việt Nam sở hữu hệ thống Router có năng lực phục vụ băng thông lên đến 400Gbps, mang lại tốc độ truy cập nhanh nhất cho tất cả các dịch vụ.

Nhanh tay đăng ký dịch vụ Hosting tốc độ cao của TCBD ngay hôm nay để nhận được nhiều lợi ích cho website và ưu đãi khác!

Cách ước tính Bandwidth của Web Hosting

Hiện tại, có nhiều cách để ước tính Bandwidth của một Webhosting, đa số mọi người chọn công thức thông dụng dưới đây:

” Kích thước trang trung bình × Số khách truy cập trung bình hàng tháng × Trung bình số lần truy cập trang trên mỗi khách truy cập = Web Hosting Băng thông “

Dưới đây là ví dụ TCBD đưa ra, Kích thước tệp của một số blog được tính như sau:

Trang chủ (3.4MB)
Tổng số 25 bài viết ngẫu nhiên trong blog (40MB)
(40MB + 2,4MB) ÷ 26 trang = 1,67MB

Vậy kích thước trang trung bình cho blog đó ước tính là 1,67MB

Công thức đơn giản này thường được sử dụng để ướt tính sơ lược cho băng thông mà một Web Hosting đang hoạt động sử dụng là bao nhiêu. Ngoài ra, các Web Hosting chưa được khởi chạy cũng sử dụng công thức này.

Hướng dẫn chọn Bandwidth của hosting sao cho phù hợp

Để người dùng có một trải nghiệm ấn tượng với website của bạn khi truy cập, ngoài việc đảm bảo dữ liệu truyền tải bạn cần lưu ý những thành tố cơ bản dưới đây khi chọn Bandwidth:

  • Dick space – Bandwidth: Lưu ý Hosting của bạn cần có khoảng trống để chứa được nhiều ứng dụng, hạn chế chọn gói hosting có disk space bằng với dung lượng mà bạn muốn uploade.
  • Trước khi chọn mua gói hosting nên tính Bandwidth bằng công thức sau: Dung lượng trung bình 1 người tải về x số người truy cập Website hàng ngày x 30.
  • Nghiên cứu kỹ các thông số của gói hosting có tương thích với mã nguồn mình sử dụng không.
  • Số lượng addon domain, database của gói host. Bạn có thể host nhiều trang web trong một account nếu addon domain, database cho phép.

Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo giá cả ở các nhà cung cấp dịch vụ hosting khác để tiết kiệm chi phí nhé.

Các thông số cần biết về bandwidth hosting là gì?

Không riêng ở việc chọn mua hay thuê gói hosting, mà ở bất cứ dịch vụ nào cũng thế. Bạn nắm rõ những khái niệm thông số ở mức cơ bản để tránh “tiền mất tật mang”. Dưới đây là một số thông số bạn cần lưu ý về Bandwidth hosting:

  • Disk Space: hay còn gọi là dung lượng lưu trữ, chính là khoảng trống của ổ đĩa hay chỉ sức chứa của gói host.
  • Addon domain: là tên miền được thêm vào hosting của bạn, cho phép bạn chạy nhiều website với domain khác nhau nhưng sử dụng cùng một hosting.
  • Parked domain: được định nghĩa là tên miền hoạt động song song với tên miền chính, sử dụng chung một tài nguyên và dữ liệu ở cùng một trang web.
  • FTP (File Transfer Protocol): Được xem là một giao thức truyền tệp tin trên mạng Internet. Khi máy chủ hỗ trợ FTP, bạn có thể sử dụng các phần mềm FTP (FTP Client) để kết nối với máy chủ và tải lên các tệp tin dữ liệu cũng như cập nhật Website của mình nhanh nhất. Từ đó, người dùng có thể truy cập vào máy chủ FTP để truyền và nhận dữ liệu dù đang ở xa..
  • MSSQL hoặc MySQL: số lượng database của gói hosting, mỗi Website sẽ chạy một database.
  • Hosting Controller hay Cpanel: là hệ thống quản trị Web đi kèm hỗ trợ khách hàng dễ dàng quản lý hosting. Phần mềm này có giao diện đồ họa đơn giản, cung cấp các tính năng quản lý thư mục, database, backup dữ liệu, sub-domain…

Băng thông hỗ trợ được gì cho SEO?

Như đã nói ở trên, khi băng thông có dung lượng càng lớn thì website hoạt động càng nhanh. Vì thế băng thông ảnh hưởng rất nhiều đến các chiến dịch SEO cho website.

    Băng thông tốt đảm bảo khách truy cập sẽ tải được đủ tài nguyên nội dung và giảm tỉ lệ thoát

Nếu như Bandwidth đủ lớn thì sẽ tạo cho khách hàng có một trải nhiệm mượt mà, nhanh chóng trên website của bạn. Kéo theo đó tình trạng thoát khỏi trang của khách hàng cũng giảm đi đáng kể. Chính vì vậy hãy chọn cho doanh nghiệp hoặc cá nhân bạn một gói Bandwidth đủ lớn để không gây ảnh hưởng cho hiệu suất trang web và tình hình kinh doanh.

Giới hạn bandwidth là gì?

Giới hạn bandwidth hay còn gọi là bandwitdth Limit là định nghĩa của chức năng hạn chế việc upload hay downloag của người dùng khi truy cập vào một website chung nhằm giúp đường truyền trở nên ổn định hơn.

Việc hạn chế này nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng quá tải đường truyền dẫn đến việc ngắt quãng việc truy cập mạng, và các tình trạng khác như đụng IP, chậm, mạng bị lag…Vì thế, giới hạn bandwidth giúp các thiết bị truy cập với tốc độ mạng ổn định, công bằng như nhau.

Cách kiểm tra tốc độ băng thông mạng

Để kiếm tra tốc độ băng thông mạng có 2 cách thông dụng như sau:

Cách 1: Thông qua tốc độ tải.

  • Trước hết, máy tính của bạn cần kết nối với Router bằng một sợi dây cáp.
  • Sau đó, chọn máy chủ Việt Nam cho phép tải các dữ liệu xuống nhưng không giới hạn andwidth.
  • Tiếp theo, bạn tải File từ trang web đó về.
  • Sau cùng, hãy đánh giá tốc độ Download trên thực tế với tốc độ theo cam kết. Nếu chúng không chênh lệch nhiều thì có nghĩa nhà mạng cung cấp uy tín.

Cách 2: Thông qua phần mềm riêng.

  • Đầu tiên, hãy truy cập vào Website Speedtest.com.
  • Sau đó, bạn chọn Begin Test và chờ khoảng 15-30s để có kết quả.
  • Cuối cùng, nếu Ping càng nhỏ sẽ thể hiện đường truyền càng ổn định. Upload Speed là tốc độ tải lên và Download Speed là tốc độ tải xuống.

Bóp Bandwidth là gì? Cách phòng tránh và khắc phục?

Khái niệm bóp băng thông được giải thích là tình trạng điều tiết băng thông do nhà mạng cung cấp (ISP – Internet Service Provider) hoặc nhân viên quản trị mạng (Network System Administrator) giảm lưu lượng mạng một cách có chủ đích. Bạn cũng có thể hiểu nôm na là ai đó đang chủ động làm giảm tốc độ truyền Internet của bạn xuống mức thấp.

Nếu cảm thấy đường truyền của mình đang có dấu hiệu bị bóp băng thông hãy thử kiểm tra bằng công cụ Glasnost (Không mất phí). Hoặc bạn có thể dùng mạng riêng ảo (VPN – Virtual Private Network) giúp tạo kết nối mạng an toàn, các gói dữ liệu sẽ được mã hóa. Cho nên các nhà cung cấp không thể phát hiện bạn đang truy cập vào website nào và áp dụng việc bóp băng thông lên đường truyền của bạn.

Độ trễ băng thông là gì? Cách khắc phục?

Độ trễ băng thông là một thuật ngữ dùng để chỉ độ trễ phát sinh trong quá trình xử lý dữ liệu của mạng. Độ trễ băng thông càng lớn thì tốc độ truyền mạng càng chậm, ngược lại nếu độ trễ băng thông càng nhỏ thì tốc độ truyền mạng càng nhanh.

Muốn khắc phục được tình trạng này thì việc đầu tiên bạn cần phải tìm ra nguyên nhân từ đâu. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như: Bị đứt cáp quang AAQ, quá tải vì nhiều người dùng, do nhà mạng cung cấp, máy chủ…

Nếu đã tìm ra nguyên nhân thì bạn có thể khắc phục theo từng nguyên nhân là được. Chúc bạn thành công.

Khác biệt giữa tốc độ trang và Bandwidth là gì?

Như TCBD đã phân tích ở trên, Bandwidth là thể hiện số lượng dữ liệu có thể download, upload từ máy tính của bạn. Còn tốc độ trang là tốc độ nhanh hoặc chậm của dữ liệu được truyền tải.

Đa số các nhà cung cấp dịch vụ internet giới hạn băng thông khác nhau cho quá trình download và upload. Chẳng hạn như, băng thông download cao hơn upload, do thói quen người dùng internet thường tải về máy tính nhiều hơn việc up dữ liệu lên mạng.

Cách tăng dung lượng lưu trữ cho băng thông

Nếu bạn đang cảm thấy khó chịu với việc trang web load chậm thì nguyên nhân là do sự hạn hẹp của dung lượng băng thông. Hay còn gọi là Bandwidth đã hết dung lượng.

Để tăng dung lượng lưu trữ cho băng thông, có 5 cách thông dụng dưới đây:

  • Để file Web ở dạng nén: giúp bảo mật code tốt hơn. Đồng thời còn giúp trang web load nhanh hơn.
  • Tối ưu hình ảnh: nên ưu tiên sử dụng hình ảnh có kích thước vừa phải, hạn chế sử dụng hình ảnh càng ít càng tốt để tiết kiệm dung lượng băng thông.
  • Đề phòng Hotlinking: Đó là khi trang web của bạn dùng link đến 1 hình ảnh hoặc bài viết chứa trên server của bạn.
  • Chú ý đến băng thông quốc tế: Google crawl Website của bạn vài lần 1 ngày. Dẫn đến việc tốn nhiều băng thông quốc tế. Vậy hãy điều chỉnh tần suất này qua Webmaster tool, nếu nhận thấy Google đang truy vấn Website của bạn quá nhiều.
  • CSS càng nhiều càng tốt: CSS là một dạng code dùng để trang trí Website mà không cần dùng nhiều hình ảnh. Khi bạn sử dụng CSS hợp lý thay vì hình ảnh thì sẽ tiết kiệm được một ít băng thông.

Những cân nhắc khi tính toán Bandwidth

Các tiến bộ công nghệ đã làm cho một số phép tính băng thông phức tạp hơn trước. Đồng thời, chúng có thể phụ thuộc vào loại liên kết mạng đang được sử dụng.

Ví dụ: cáp quang (optical fiber) sử dụng các loại sóng ánh sáng khác nhau và time-division multiplexing có thể truyền nhiều dữ liệu hơn thông qua một kết nối tại một thời điểm. Điều này làm tăng Bandwidth của nó một cách hiệu quả.

Bandwidth hiệu quả, là tốc độ đường truyền đáng tin cậy cao nhất mà một liên kết có thể cung cấp. Nó có thể được đo bằng kiểm tra băng thông nơi mà trong đó dung lượng của liên kết được xác định bằng cách đo nhiều lần khoảng thời gian cần thiết để một file cụ thể rời khỏi điểm gốc và tải xuống thành công tại điểm đến.

Ngoài việc kiểm tra, các tổ chức cần tính toán xem họ cần bao nhiêu băng thông để chạy tất cả các ứng dụng trên mạng của họ. Để tìm ra dung lượng họ cần, các tổ chức phải tính toán số lượng users tối đa có thể sử dụng kết nối mạng tại một thời điểm. Sau đó nhân số đó với dung lượng Bandwidth mà mỗi ứng dụng yêu cầu.

Để tính toán băng thông cần thiết cho cloud, điều quan trọng là phải biết dung lượng cần thiết để gửi và nhận lưu lượng truy cập từ public clouds. Dung lượng có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự tắc nghẽn nào trên các kết nối được sử dụng để tiếp cận các cloud providers công cộng. Đặc biệt nếu dữ liệu đó được truyền qua internet.

Khi xem xét lượng băng thông mà một ứng dụng cụ thể sẽ cần, có hai bước cơ bản để tính toán yêu cầu Bandwidth:

  • Xác định lượng mạng Bandwidth khả dụng. Được biểu thị bằng bytes trên giây (Bps).
  • Xác định mức sử dụng trung bình theo yêu cầu của từng ứng dụng cụ thể. Được biểu thị bằng bytes trên giây.

Sau khi xác định được băng thông của mạng, cần xem từng ứng dụng đang sử dụng bao nhiêu băng thông . Kiểm tra Bandwidth có thể được sử dụng để phát hiện số byte mỗi giây mà ứng dụng gửi đi thông qua mạng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của Bandwidth

Dung lượng tối đa của kết nối mạng chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất mạng. Packet lost, độ trễ (latency) và (jitter) chập chờn đều có thể làm giảm thông lượng mạng. Khiến cho một liên kết high-capacity hoạt động như một liên kết vớibăng thông khả dụng ít hơn.

Một đường dẫn mạng end-to-end thường bao gồm nhiều liên kết mạng. Mỗi liên kết có dung lượng băng thông khác nhau. Do đó, liên kết có băng thông thấp nhất thường được mô tả là nút cổ chai (bottleneck). Vì kết nối có băng thông thấp nhất có thể giới hạn dung lượng dữ liệu tổng thể của tất cả các kết nối trong đường dẫn.

Khắc phục sự cố về băng thông

Khi gặp các vấn đề về băng thông, bạn hãy thử 3 công cụ dưới đây để khắc phục:

  • Ping và Traceroute: Công cụ này giúp bạn khắc phục các sự cố cơ bản nhất. Chẳng hạn như Ping máy chủ thử nghiệm, trả kết quả về tốc độ gửi, nhận dữ liệu,… Bên cạnh đó, Traceroute còn giúp bạn xác định xem có nhiều kết nối mạng riêng lẻ theo đường dẫn kết nối hay không.
  • TTCP: Giúp đo thời gian dữ liệu truyền từ giao diện mạng này sang mạng khác bằng bộ thu.
  • Giám sát mạng PRTG: Với giao diện vẽ đồ thị và thu thập dữ liệu, PRTG giúp khắc phục sự cố băng thông không liên quan đến thiết kế.

Bandwidth theo yêu cầu

Băng thông tối đa có sẵn cho các liên kết giao tiếp chuyên dụng thường được bán với giá ấn định theo tháng. Tuy nhiên, Bandwidth on demand – còn được gọi là dynamic bandwidth allocation, hoặc burstable bandwidth. Đây là một tùy chọn cho phép người đăng ký tăng lượng băng thông khả dụng tại các thời điểm cụ thể. Hoặc cho các mục đích cụ thể.

Bandwidth on demand

Bandwidth on demand là một kỹ thuật có thể cung cấp thêm dung lượng trên một liên kết truyền thông. Từ đó để đáp ứng các đợt bùng nổ lưu lượng dữ liệu tạm thời. Đây là lúc mà yêu cầu nhiều băng thông hơn.

Thay vì dự phòng mạng với các liên kết chuyên dụng đắt tiền, Bandwidth on demand được cung cấp bởi service providers. Nó thường được sử dụng trong các mạng diện rộng (WANs). Nhằm tăng dung lượng khi cần thiết cho một sự kiện cụ thể hoặc tại một thời điểm cụ thể trong ngày. Sử dụng kỹ thuật này, băng thông trên mạng viễn thông dùng chung có thể được tăng lên. Đồng thời, users chỉ phải trả cho băng thông bổ sung mà họ sử dụng.

Bandwidth on demand có sẵn thông qua nhiều service providers. Bởi vì các liên kết mạng mà họ cung cấp cho khách hàng thêm băng thông có sẵn thông qua nó. Nhưng khách hàng chỉ phải trả cho dung lượng họ cần. Ví dụ: liên kết 100 Mbps có thể tăng lên đến gigabit. Vì dịch vụ provider’s connection có dung lượng khả dụng. Chẳng hạn người dùng cần nhiều hơn băng thông tối đa tuyệt đối có sẵn trên liên kết đó. Khi đó một kết nối vật lý khác sẽ được yêu cầu.

Đôi khi, một service provider sẽ cho phép khách hàng vượt quá giới hạn Bandwidth đã đăng ký của họ. Và không tính thêm phí sử dụng Bandwidth.

SD-WAN giảm nhu cầu Bandwidth

Công nghệ Software-defined WAN (SD-WAN) cung cấp cho khách hàng thêm dung lượng. Vì nó làm cho băng thông thêm nhiều đa kênh kết nối, thay vì một có sẵn cho users. Chúng thường bao gồm kết nối Multiprotocol Label Switching (MPLS). Hoặc các loại Bandwidth chuyên dụng khác, cộng với liên kết broadband internet hoặc kết nối cellular.

Cách điều chỉnh Bandwidth

ISPs hay quản trị mạng đôi khi cố điều chỉnh tốc độ – lên hoặc xuống – của dữ liệu truyền qua mạnh. Việc này được thực hiện qua phương pháp Bandwidth throttling. Có nhiều lý do khác nhau cho việc Bandwidth throttling. Bao gồm hạn chế tắc nghẽn mạng, đặc biệt là trên các mạng truy cập công cộng. ISP có thể sử dụng Bandwidth throttling để giảm mức sử dụng của một user hoặc lớp users cụ thể.

Bandwidth throttling

Ví dụ: với định giá theo bậc, một nhà cung cấp dịch vụ có thể đưa ra một menu Bandwidth tải lên và tải xuống. ISP cũng có thể điều chỉnh (throttle) băng thông để sử dụng hết mức cho tất cả users trên mạng. 

Việc sử dụng Bandwidth throttling đã bị chỉ trích bởi những người ủng hộ trung lập. Họ nói rằng có các động cơ chính trị hoặc kinh tế đằng sau việc thực hiện Bandwidth throttling. Và họ có mục tiêu không công bằng đến các phân khúc dân số.

Để xem liệu ISP có phải là throttling andwidth, bạn có thể chạy một bài kiểm tra tốc độ. Speed tests đo tốc độ giữa thiết bị (device) và một test server. Sử dụng kết nối internet của thiết bị. ISPs cung cấp speed tests từ các trang web. Và những bài kiểm tra riêng cũng có sẵn từ các dịch vụ Speedtest. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả của speed test. Nên thường thực hiện nhiều bài kiểm tra vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Đồng thời nên sử dụng các server khác nhau có sẵn thông qua trang web kiểm tra tốc độ.

Một số người cũng đề xuất cài đặt virtual private network (VPN) nếu bạn đang tìm kiếm những kết quả kiểm tra tốc độ chính xác hơn.

Ngoài ra còn có các công cụ giám sát network Bandwidth để giúp xác định các vấn đề về hiệu suất. Chẳng hạn như bộ router bị lỗi hoặc máy tính bị nhiễm virus trên mạng. Như đã nói ở trên, Bandwidth monitoring cũng có thể giúp quản trị mạng lập kế hoạch tốt hơn cho sự phát triển mạng trong tương lai.

Ngoài ra còn biết được vị trí nào trong mạng cần dung lượng băng thông nhiều nhất. Các công cụ giám sát cũng có thể giúp quản trị viên xem liệu ISP của họ có tuân theo thỏa thuận cấp dịch vụ (service-level agreement) (SLA) trong hợp đồng của họ hay không.

Điều tiết (throttling) truyền dữ liệu 

Data transfer throttling – việc hạn chế có chủ đích số lượng dữ liệu kỹ thuật số (digital data). Đặc biệt cho mục đích ngăn chặn thư rác hoặc truyền tải email hàng loạt thông qua một network server. Đây có thể được coi là một hình thức khác của Bandwidth throttling.

Nếu nó được thực hiện trên quy mô đủ lớn, data transfer throttling có thể kiểm soát sự lây lan của vi-rút máy tính. Thậm chí cả worms hoặc phần mềm độc hại khác thông qua internet.

Lời kết

Hy vọng sau khi đọc bài viết trên bạn đã hiểu được băng thông là gì? Và nhận thấy được tầm quan trọng của băng thông đối với website. Từ đó có thể chọn gói hosting phù hợp với nhu cầu phát triển của trang web, giúp tăng uy tín của thương hiệu. Nếu có gì còn chưa rõ, liên hệ ngay với TCBD để được tư vấn cụ thể 24/7.

Nếu có thắc mắc về Hosting, Quý khách hàng/Quý đối tác vui lòng liên hệ:

Hotline: 1900 2929 44 (Phím 3 / Phím 4)

Fanpage: https://www.facebook.com/ChuyendoisoDoanhNghiepToandien?mibextid=LQQJ4d

Website: https://hosting.org.vn/