Meta description – 15 ví dụ meta description điển hình
Bạn đang phân vân về cách viết Meta description cho website của mình, bạn không phải người duy nhất. Và để giúp bạn dẹp đi sự phân vân đó, tôi sẽ chỉ ra những tiêu chí làm nên một meta description đẹp và đưa ra 15 ví dụ tiêu biểu.
Và bạn cũng sẽ được biết sự quan trọng của meta description, cũng như chiều dài hợp lý nhất của meta descriptions.
Meta description là gì?
Một meta description là phần trích dẫn ngắn mà bạn nhìn thấy được ở phía dưới tiêu đề trang trong trang tìm kiếm của Google. Bạn sẽ thấy như sau:
Tại sao nội dung của meta description lại quan trọng?
Trở về tháng 9/2009, Google thông báo rằng nội dung trong meta descriptions và những meta keyword không ảnh hưởng tới kết quả từ thuật toán tìm kiếm.
Nhưng meta description vẫn quan trong vì 2 lý do sau:
- Nó giúp người tìm kiếm tìm được thông tin họ cần và truy cập vào website của bạn.
- Google đánh giá tỉ lệ CTR (Click to Read – Bấm để đọc) của website bạn, nó đã gián tiếp nâng thứ hạng của website bằng cách tăng tỉ lệ CTR này.
Độ dài của meta description thế nào là hợp lý?
Khi Google tăng độ dài phần mô tả tìm kiếm lên 320 ký tự vào tháng 12/2017, SEOs (Search Engine Optimizers – Những người chuyên về phân tích bộ máy tìm kiếm) đã bắt đầu tái cấu trúc lại meta descriptions cho website của họ. Và không có gì là bất ngờ khi đến tháng 5/2018, Google bất ngờ thay đổi độ dài meta description lại còn 160 ký tự, thế giới SEO đã bị điên đảo.
Thực tế là, Google chưa bao giờ thông báo độ dài chính xác của meta description, kể cả khi họ thực hiện thay đổi độ dài của các trang tìm kiếm. Trên thực tế, thông báo công khai của Google về tìm kiếm, Danny Sullivan, đã khuyến cáo về việc viết lại các meta descriptions, không nên thay đổi nội dung của meta description.
Sau sự kiện độ dài meta description giảm xuống 160 ký tự vào tháng 5/2018. Twitter ngập tràn thất vọng từ những người muốn tìm ra quy tắc về độ dài meta descriptions của Google. Nhưng theo Sullvian đã nói rõ, bộ máy tìm kiếm khổng lồ không muốn người sử dụng quá tập trung vào số ký tự. Họ muốn người chủ website tập trung vào việc họ đáp ứng được những gì cho người tìm kiếm.
Nói theo cách khác, Google muốn những nội dung thể hiện trên bộ máy tìm kiếm phải xúc tích. Bạn không cần phải đọc nhiều để hiểu được rằng Google muốn tập trung vào chất lượng của nội dung hơn là dẫn dắt người sử dụng truy cập vào website.
Lưu ý: Google không luôn dùng meta descriptions
Đó là điều quan trọng để biết rằng Google không luôn hiển thị phần mô tả của bạn như bạn mong đợi. Trên thực tế, theo kết quả thống kế từ Moz analysis, chỉ 35,9% số lượng meta descriptions được hiển thị “nguyên bản” trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
Moz analysis nghiên cứu qua 70.059 ví dụ meta descriptions “nguyên bản” và xác định được rằng:
- 15,4% được Google sử dụng “nguyên bản” nhưng được thêm vào vài từ.
- 51,3% được hiển thị hoàn toàn “nguyên bản”.
- 3,2% được hiển thị theo dạng được rút gọn, và được kết thúc ở cuối đoạn bằng dấu “…”.
Chung quy lại, tỉ lệ mà Google sử dụng hết hoặc chỉ dùng một phần của meta description “gốc” là 55%.
Vậy điều gì đang diễn ra?
Đơn giản là Google có thể lựa chọn thay đổi meta descriptions trong nội dung HTML website của bạn nếu chúng không đáp ứng được hết nhu cầu thông tin của khách hàng, thay vào đó, sử dụng đoạn trích dẫn ngắn trong bài viết lại mang lại hiệu quả tốt hơn.
Hoặc… Google có thể chỉ dùng meta descriptions có sẵn. Nó thực sự phụ thuộc vào người sử dụng đã ghi những nội dung gì trong ô tìm kiếm.
Cách viết một meta description hoàn chỉnh.
Viết 160 ký tự hay không viết 160 ký tự? Đó là vấn đề.
Lời khuyên? Sử dụng 160 ký tự cho meta description của bạn, nhưng đừng bị ám ảnh bởi điều đó. Ví dụ, nếu phần mô tả của bạn là 161 ký tự, đừng phí thời gian để rút ngắn nó lại. Bạn nên tập trung vào những tiêu chí sau đây:
- Sử dụng văn phong của bạn, và luôn sử dụng những từ phổ biến.
- Từ khoá phải được nhắc đến một cách tự nhiên nếu bạn có thể làm được.
- Chắc chắn rằng bạn truyền tải được chất lượng đến người đọc.
- Có kèm theo lời mời chào, ví dụ “Đặt hàng ngay”, “Ghé thăm ngay bây giờ”, “Đọc ngay”, …
- Dùng lời văn ngắn gọn, xúc tích.
- Đảm bảo phần mô tả phù hợp với nội dung bài viết – đừng đánh lừa người sử dụng để truy cập vào bài viết của bạn.
- Luôn nhớ rằng meta descriptions có thể bị cắt xén khi được thể hiện trong kết quả tìm kiếm, vì vậy sử dụng 120 ký tự đầu tiên để truyền đạt những thông tin quan trọng nhất.
- Các meta description ở mỗi trang của website phải là duy nhất – không sử dụng mô tả giống nhau cho nhiều trang.
15 điển hình meta description hoàn chỉnh để bạn tham khảo:
-
Tesla
Vì sao nó hiệu quả: Chỉ trong 22 từ, phần mô tả của Testa đưa ra những gì mà công ty đại diện, những gì nó tạo ra, giá trị của thương hiệu và những tham vọng của nó. Bây giờ, nó là một đoạn mô tả tuyệt vời.
-
Lonely Planet
Vì sao nó hiệu quả: Bạn yêu thích du lịch? Hãy bắt đầu bằng một câu hỏi để thu hút người đọc, giúp cá nhân hoá phần mô tả. Nó dẫn đến phần diễn giải cách Lonely Planet hỗ trợ người đi du lịch, tất cả chỉ trong 160 ký tự.
-
Reddit
Vì sao nó hiệu quả: reddit không chỉ bao hàm câu thần chú – Tốt nhất trên Internet – trong phần mô tả, mà còn giải thích rõ ràng những gì mà nó mang lại, đi cùng với chữ “you” (ám chỉ người đọc) ở cuối câu để tạo sự liên hệ cá nhân.
-
Wired
Vì sao nó hiệu quả: Đối với bài viết mô tả này, Wired kích thích người sử dụng, diễn tả reddit như một vị cựu “dystopian Craigslist”, trước khi đề cập đến việc phát ngôn rằng nó đã lớn mạnh. Bạn có tò mò không? Hãy cố để không truy cập vào nó.
-
Travel Yosemite
Vì sao nó hiệu quả: Ngắn gọn và đi thẳng vào trọng tâm, phẩn mô tả meta này giải thích rõ giá trị của website Travel Yosemite và điều mà khách hàng tìm kiếm khi sau khi họ truy cập.
- GQ
Vì sao nó hiệu quả: Trong khi tiêu đề bị rút gọn, meta description dẫn dụ hoàn hảo trong giới hạn ký tự cho phép, hấp dẫn khách hàng với sự thích thú tìm hiểu về bài viết.
-
LinkedIn
Vì sao nó hiệu quả: Phần mô tả meta là một đoạn văn mặc định cho tất cả các trang Kinh doanh của LinkedIn, đơn giản gói gọn tên của Doanh nghiệp. Câu đầu tiên giải thích rõ ràng giá trị của trang web trong khi phần còn lại thể hiện một lời mời chào từ LinkedIn.
-
The Verge
Vì sao nó hiệu quả: Giải thích một câu chuyện phức tạp có thể là một thách thức khi bạn chỉ được dùng 160 ký tự. Nhưng The Verge diễn tả nó với sự cô đọng và trực quan.
-
Typenest
Vì sao nó hiệu quả: Tôi viết phần meta mô tả cho khách hàng của tôi. Tôi sắp khoe khoang và nói rằng phần mô tả này thân thiện – gắn kết hoàn hảo với giá trị thương hiệu của Typenest – nhưng nó thuyết phục. Ý của tôi là, ai sẽ không muốn truy cập để tìm hiểu xem có đúng không?
-
Semplice
Vì sao nó hiệu quả: Đi thẳng vào vấn đề, chi tiết và không gây khúc mắc nào. Phần mô tả meta của Semplice cho bạn viết rõ bạn sẽ nhận được gì khi bạn truy cập vào.
-
Bendigo Bank
Vì sao nó hiệu quả: Bendigo Bank tóm gọn việc nhận diện thương hiệu. Tái khẳng định đặc tính và giá trị của nó bên cạnh việc chia sẻ với khách hàng những điều khác biệt với các ngân hàng khác.
-
Frito-Lay
Vì sao nó hiệu quả: Thật khó để không cười khi bạn đọc những dòng mô tả của Frito-Lay. Nó ngắn gọn, ngọt ngào và sáng tạo, nói với các khách hàng rằng họ sẽ tìm được những điều thú vị khi họ truy cập.
-
Taco Bell
Vì sao nó hiệu quả: Cho đi những biểu cảm. Và Taco Bell trang trí tất cả cảm xúc trong meta description. Đồng thời, nó bao gồm cả một lời mời chào đơn giản. Từ đó khách hàng sẽ truy cập vào để tìm kiếm dịch vụ hoặc thậm chí là đặt thức ăn.
-
Uber
Vì sao nó hiệu quả: Uber là công ty dịch vụ taxi. Và chỉ cần nói sơ lược một vài từ muốn nói. Nó diễn tả những ưu đãi cho tài xế, cho người sử dụng, tất cả chỉ trong 160 ký tự.
-
Hunting for George
Vì sao nó hiệu quả: Giai đoạn cuối của năm tài chính đến với Australia chóng vánh. Và Hunting for George đã làm được điều thông minh, chỉnh sửa lại meta mô tả một cách khôn khéo. Những biểu tượng rất tinh tế và rất bắt mắt trong kết quả tìm kiếm.
Kết luận về meta description
Meta descriptions có thể sẽ không trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả thứ hạng website của bạn trên Google. Nhưng nó mặc nhiên giúp người sử dụng truy cập vào website của bạn. Vậy nên, trau chuốt meta description vẫn là một trong những tiêu chí trong việc chuẩn SEO cho website của bạn. Và nếu có thể, hãy cố gắng đạt giới hạn 160 ký tự.
Nhưng nó không có nghĩa là bạn nên dùng tất cả thời gian để tô điểm cho meta description. Điều mà Google thực sự muốn là bạn đầu tư vào những nội dung thông minh và chất lượng. Nội dung bài viết cần hữu ích với người sử dụng và chứa đựng thông tin phù hợp. Từ đó website của bạn sẽ được đánh giá cao trong kết quả tìm kiếm.
Nguồn: Tổng hợp