3 Sai lầm của Doanh nghiệp đang ngầm giết chết Thương hiệu của chính mình

3 Sai lầm của Doanh nghiệp đang ngầm giết chết Thương hiệu của chính mình

HOSTING.ORG.VN – Chắc hẳn, đối với những nhà quản lý, thì những câu hỏi đại loại như là: Sản phẩm của Doanh nghiệp bạn chất lượng nhưng doanh số bán hàng không khả quan? Doanh nghiệp của bạn đầu tư nhiều công sức và tiền bạc vào việc thiết kế web nhưng lượt truy cập ít ỏi? Chính sách bán hàng lý tưởng nhưng lượt đặt hàng thua xa đối thủ? Nếu bạn đang quan tâm đến các vấn đề trên thì chắc chắn bạn đã ít nhiều phạm một trong ba sai lầm sau đây. Những sai lầm này không những ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mà còn khiến cho thương hiệu của bạn chết dần chết mòn trong tâm trí của khách hàng hiện tại và cả khách hàng tiềm năng của chính Doanh nghiệp mình.

  1. Website của Doanh nghiệp: Thiết kế web không thu hút khách hàng tiềm năng

Bạn có biết, chỉ có 1 – 3% khách mua hàng trong lần đầu tiên truy cập trang web. Con số này chắc hẳn ai cũng sẽ cho rằng rất ít nhỉ? Vậy cần phải làm gì? Có cách nào khiến cho tỉ lệ này tăng lên hai hoặc ba con số hay không? Tất cả mới chỉ là khởi đầu, nên bạn không cần phải rối.

Nếu như, đã thiết kế website được thì việc cải thiện lượt truy cập bạn có thể hoàn toàn làm được và mua hàng trực tuyến bằng cách update trang web của doanh nghiệp mình.

  • Trước tiên, bạn cần chỉnh sửa lại giao diện sao cho phù hợp với xu hướng thiết kế web trong thời điểm hiện tại để thu hút lượt khách truy cập.
  • Tiếp theo là xây dựng nội dung thông tin hữu ích, giúp khách hàng nhận thấy giá trị thật sự của sản phẩm.
  • Sau đó bạn có thể xây dựng các chương trình ngay trên web để tăng tương tác với khách hàng. Hãy khiến các khách hàng truy cập vào web phải trở thành một phần của cuộc chơi bằng cách tham gia mini game bốc thăm trúng thưởng hoặc những buổi chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn sử dụng sản phẩm hiệu quả.

Ngày nay, tỉ lệ mua sắm trực tuyến có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Đây chính là cơ hội vàng để các doanh nghiệp thực hiện chiến lược kinh doanh online. Để giành phần thắng trong cuộc chiến này bạn cần trang bị cho mình một trang web có giao diện thân thiện, ấn tượng; cách bày trí hợp lý, thuận tiện cho việc mua sắm; nội dung đầy đủ, có thể áp dụng vào cuộc sống. Nếu bạn đang kinh doanh thì đừng chần chừ, hãy đầu tư vào việc thiết kế web cho doanh nghiệp của bạn ngay từ hôm nay! TCBD sẵn sàng giúp bạn thiết kế web phù hợp với ngành hàng của bạn kinh doanh, với quy trình đơn giản nhưng giá trị nhận lại gấp nhiều lần so với những gì bạn bỏ ra!

2. Chiến lược chiêu thị: Giảm giá sản phẩm một cách bất chấp.

Bạn hãy thử đặt mình vào vị trí là một khách hàng đang tìm mua hàng trên web. Sau một hồi tham khảo các website bán cùng một sản phẩm, bạn chợt nhận ra có một nơi bán giá rẻ đáng kinh ngạc với thông báo giảm giá 30%. Chắc chắn rằng bạn sẽ click vào ngay, vui mừng khi tìm được 1 nơi bán giá rẻ bất ngờ? Nhưng sẽ có vài câu hỏi nghi vấn xuất hiện như: Liệu trang web này có bán hàng giả không, hàng có chất lượng hay không mà giảm giá nhiều thế? Giá này đã bao gồm thuế VAT chưa? Có bao gồm phụ phí giao hàng không?……..

Một số doanh nghiệp dù kinh doanh mặt hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng nhưng vẫn chấp nhận lợi nhuận thấp để thu hút khách hàng bằng cách giảm giá. Tuy nhiên, đây không phải là chiến lược kinh doanh khôn ngoan, nó không hẳn là sai, tuy nhiên nó chỉ là giải pháp tạm thời và chỉ phù hợp với một vài ngành hàng chứ không thể áp dụng tràn lan. Nếu bạn thường xuyên giảm giá vô tội vạ thì đã vô tình “tập” cho khách hàng của bạn thói quen… săn hàng giảm giá và khi nghĩ đến bạn họ chỉ nghĩ đến sản phẩm giảm giá.

Thay vì bỏ ra 100.000 đồng để mua một chai nước xả vải thì họ sẵn sàng chờ để mua sản phẩm này với giá 79.000 đồng vào đúng thời điểm giảm giá. Hoặc tồi tệ hơn, bạn sẽ vô tình gieo rắc hoài nghi cho khách hàng của mình, khiến họ chần chừ khi đưa ra quyết định mua hàng. Nếu tình hình này diễn ra, thì số lợi nhuận nhỏ nhoi mà bạn muốn vớt vát sẽ tan biến nhanh chóng và đưa thương hiệu của Doanh nghiệp bạn lọt top thương hiệu chuyên giảm giá.

Vậy để giải quyết tình trạng này, bạn cần phải làm gì? Nếu không muốn doanh nghiệp của mình bị tuột lại trong vòng xoáy mang tên “giảm giá”, “sale off” thì bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:

  • Thay vì thường xuyên giảm giá bạn có thể thực hiện chính sách giao hàng miễn phí “FREESHIP trong khu vực nội thành hoặc toàn quốc” với hóa đơn có tổng giá trị thanh toán trên 300.000, 500.000 hoặc 1 triệu đồng tùy vào mặt hàng kinh doanh. Cách này sẽ khiến khách hàng cảm thấy thoải mái và quyết định nhanh chóng hơn trong quyết định mua hàng của mình.
  • Tặng kèm mẫu thử (sample) khi mua sản phẩm. Mẫu thử này có thể là sản phẩm mới cùng thương hiệu của doanh nghiệp hoặc những sản phẩm hỗ trợ có kích thước nhỏ của các thương hiệu liên kết. Khi mua chai dầu gội đầu 1 lít được tặng kèm sản phẩm dầu xả 300 ml mới ra mắt sẽ khiến khách hàng vui vẻ hơn và sẵn tiện PR thương hiệu cho sản phẩm mới.
  • Đối với chương trình giảm giá, doanh nghiệp của bạn cần có một plan cụ thể, tổ chức chương trình giảm giá vào những dịp Tết, Giáng sinh hoặc các ngày lễ lớn trong năm.

3. Logo – Slogan nhận diện thương hiệu: Chưa đồng nhất, thương hiệu rời rạc, chưa truyền tải đúng mục tiêu.

Logo – Slogan của Thương hiệu là phương tiện giúp khách hàng nhận dạng sản phẩm của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, thương hiệu chính là cái tôi là linh hồn của doanh nghiệp. Chính vì thế việc xây dựng và củng cố thương hiệu đòi hỏi một quá trình dài và đầu tư nhiều công sức. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trung bình một khách hàng phải tiếp cận 5 lần để ghi nhớ được một thương hiệu mới xuất hiện trên thị trường. Vậy phải làm thế nào để thu hút sự chú ý của khách hàng trong thời điểm vàng này? Để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, bạn cần tập trung vào những điểm sau:

  • Màu sắc: hình ảnh thương hiệu chỉ nên có từ 2 đến 3 màu. Những màu này tương tự, bổ sung cho nhau hoặc tương phản với nhau. Tùy vào ý đồ Marketing và đặc trưng của doanh nghiệp mà bạn thiết kế màu sắc sao cho phù hợp.
  • Phông chữ: chọn không quá 3 phông chữ. Bạn nên nhớ các chữ phải có kích thước phù hợp, nhấn nhá đúng thông điệp cần truyền tải.
  • Hình ảnh: nếu thương hiệu gắn liền với một hình ảnh nào đó thì bạn nên cố gắng đơn giản hóa và thiết kế sao cho hài hòa với màu sắc tổng thể, không làm rối bố cục, mà thể hiển rõ ràng và đơn giản nhất có thể.
  • Logo: hãy thiết kế logo ấn tượng, dễ dàng ghi nhớ, nhưng phải thật khác biệt.