Thương Mại Điện Tử và những thách thức với Doanh Nghiệp Việt

Thương Mại Điện Tử và những thách thức với Doanh Nghiệp Việt

(TCBD- Nhà đăng ký tên miền Việt Nam) – Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt là sự tiện lợi của Smartphone cùng các tính năng mới của hàng ngàn thẻ ngân hàng được phát hành mỗi ngày, thì đây là bước đệm, dấu hiệu của sự phát triển mạnh mẽ của Thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam.

12

Trong thời điểm công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ, theo nghiên cứu mới nhất của eMarketer (Hãng nghiên cứu đến từ Mỹ) thì thời gian online trên thiết bị di động chiếm 1/3 thời gian trong ngày của người tiêu dung Việt Nam hiện nay.

Người tiêu dung Việt đang dần thi thay đổi thói quen mua sắm từ việc phải đến tận nơi mua hàng, thì do sự bận rộn, quay cuồng với công việc hàng làm cho họ cần một lựa chọn mua sắm tiện dụng hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong việc mua sắm online làm cho người tiêu dung Việt vẫn còn dè chừng khi mua sắm như: Việc quảng cáo sản phẩm quá mức so với thực tế, kinh doanh không lành mạnh, việc giao hàng không như cam kết, chính sách đổi trả hàng chưa hoàn chỉnh…đã trở thành rào cản lớn cho sự phát triển của TMĐT tại Việt Nam

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển hiện nay thì TMĐT tại thị trường VN đang mà một miếng bánh ngon cho các “ông lớn” ngành TMĐT nước ngoài. Họ nhìn thấy được những bất cập, họ thay đổi tất cả những gì mà các DN TMĐT Việt Nam chưa đáp ứng được cho khách hàng, như: Áp dụng hình thức giao hàng tận nơi, nhận tiền tận nhà (COD) cho khách hàng trả hàng nếu không đúng như mẫu cam kết, đơn giản hóa các thủ tục bảo hành, chăm sóc khách hàng sau mua,…..Nhìn chung, sức ép từ các “ông lớn” nước ngoài với các DN nội đang tăng dần.

5-luu-y-khi-ban-hang-da-kenh-trong-thuong-mai-dien-tu-10187

Từ những sức ép trên, làm cho các DN Việt phải chuyển mình thay đổi phương thức bán hàng để bắt kịp xu hướng mua sắm hiện nay. Các DN kinh doanh online trong nước bắt đầu chuyển đổi bán hàng trên nhiều kênh, từ website cần tích hợp tính năng xem trên điện thoại, của hàng truyền thống, mạng xã hội, sàn TMĐT. Tuy nhiên, đối với DN trong nước để phát triển theo xu hướng thương mại này thì tiềm năng về vốn gặp rất nhiều trở ngại nếu muốn cạnh tranh với các “ông lớn” ngành TMĐT nước ngoài.

Vì vậy, nếu như không cẩn trọng trong việc lựa chọn cho mình một nhà cung cấp các giải pháp TMĐT cho mình thì sẽ rất dễ bị trường hợp tốn chi phí mà không thu lại được nguồn lợi gì.

Điển hình có thể thấy, mới đây nhất đó chính là sự thất bại của website TMĐT Lingo.vn sau gần 3 năm đi vào hoạt động với mục tiêu ban đầu là sẽ trở thành website Thương mại điện tử số 1 Việt Nam khi mà có sự hậu thuẫn từ tập đoàn đầu tư quốc tế Yellow Star Investment.

Ngoài ra trước đó còn có:  Beyeu.vn, Deca.vn, Fab.vn, Cucre.vn…

Yến Trần