5 bước thực hiện một chiến dịch Viral Marketing
Làm sao để thực hiện một chiến dịch Viral Marketing (Marketing truyền miệng) hiệu quả, có thêm nhiều Khách hàng và mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Dưới đây là các bước để làm một chiến dịch Viral Marketing chi tiết và hiệu quả nhất.
Nhà huấn luyện doanh nghiệp I Business Coach sẽ cùng bạn làm rõ các vấn đề này trước tiên.
Chiến dịch Viral Marketing (Marketing truyền miệng) là gì?
Hiệu quả của Viral Marketing (Marketing truyền miệng)
Viral Marketing (Marketing truyền miệng) là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong thời đại ngày nay, mô tả các chiến lược truyền thông khuyến khích một cá nhân nào đó chia sẻ và lan tỏa tiếp các thông điệp marketing đến với những người khác.
Hình thức Viral Marketing này vô cùng mạnh mẽ, nó thường mạnh gấp 500 đến 1.000 lần so với tác động bạn nhận được từ những quảng cáo thông thường.
Với Viral marketing, chiến dịch của bạn bắt đầu lan ra như một loại virus, tận dụng lợi thế của sự nhân rộng nhanh chóng để tạo sự bùng nổ thông điệp đến hàng ngàn, hàng triệu người. Một chiến dịch thành công là nhận được sự quan tâm, chú ý của mọi người một cách “tự nhiên” mà không cần dùng đến quá nhiều các kĩ thuật quảng cáo.
Ưu và nhược điểm của Viral Marketing (Marketing truyền miệng)
Ưu điểm của Viral Marketing (Marketing truyền miệng):
– Tiết kiệm chi phí, ngân sách
– Người dùng đã thực hiện phần công việc quan trọng nhất đó là lan truyền nội dung! Điều này giúp các marketer giảm được chi phí đáng kể trong việc chạy quảng cáo để phát tán thông điệp trên các kênh truyền thông!
– Hãy tưởng tượng một video bạn đăng tải lên Youtube có khả năng tiếp cận đến người dùng trên toàn thế giới mà không cần phải bỏ ra quá nhiều chi phí để marketing cho chúng.
– Xây dựng, tăng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
– Phạm vi tiếp cận khách hàng, thị trường lớn
Nhược điểm của Viral Marketing (Marketing truyền miệng):
– Có thể gây tai tiếng tiêu cực
– Một chiến dịch viral marketing tốt có thể mang lại cho bạn nhận thức lớn về thương hiệu đồng thời tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chiến dịch viral marketing có thể gây ra những tai tiếng tiêu cực cho sản phẩm và thương hiệu của bạn.
– Xây dựng lượng khách hàng trung thành là khó khăn
Chiến lược Viral Marketing (Marketing truyền miệng)
Dưới đây là 9 yếu tố cơ bản cần có trong chiến lược Viral Marketing (Marketing truyền miệng) để mang lại hiệu quả cao nhất.
1. Tặng sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị “miễn phí”
“Miễn phí” là từ quyền lực nhất trong vốn từ vựng của một nhà tiếp thị. Hầu hết các chương trình viral marketing thường tặng miễn phí sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị để thu hút sự chú ý. Ví dụ: Mua 1 tặng 1, Dịch vụ hosting miễn phí… Giá rẻ tạo một làn sóng quan tâm, nhưng tặng miễn phí thường sẽ mang lại hiệu ứng nhanh hơn nhiều.
2. Cung cấp tiện ích chia sẻ dễ dàng cho người khác
Phương tiện mang thông điệp tiếp thị của bạn phải dễ dàng để chuyển giao và nhân rộng. Ví dụ share trên MXH như: Facebook, Youtube, Twitter, Instagram…
- Không bao giờ giới hạn
- Không bắt mọi người phải đăng ký
- Không bắt đăng ký thành viên
- Không bắt phải download bằng một phần mềm đặc biệt
- Không phải nhập mã “mở khóa”
- hay phải làm bất kỳ việc nào đó để có được đường link họ muốn
3. Quy mô dễ dàng từ nhỏ đến lớn
Để lây lan nhanh như cháy rừng, các phương pháp lan truyền phải được nhanh chóng mở rộng từ nhỏ đến lớn. Sự hạn chế của Hotmail là sự đáp ứng của máy chủ (server) khi lượng người dùng miễn phí tăng lên. Nếu chiến lược thành công thì máy chủ mail phải được đáp ứng nhanh chóng và tự động. Nếu sự lan truyền nhanh sẽ dẫn tới máy chủ không đáp ứng được thì chiến dịch sẽ thất bại hoàn toàn. Vì vậy, nếu bạn đã lên kế hoạch trước thời hạn như thế nào thì cần đáp ứng các máy chủ mail nhanh chóng như thế. Bạn phải xây dựng để đáp ứng được sự tăng giảm linh động. Ví dụ này cũng đúng với cả quy mô nhân sự và các quy trình vận hành đảm bảo đáp ứng khi chiến dịch lan truyền.
4. Khai thác hành vi và động lực
Kế hoạch viral marketing thường đánh vào hành vi và động lực. Họ khao khát được nổi tiếng, được yêu thương và thấu hiểu. Sự thôi thúc là động lực để phát sinh những hành động dẫn đến sự lan truyền. Thiết kế một chiến lược marketing là dựa vào động cơ căn bản của con người và bạn sẽ trở thành người chiến thắng.
5. Khơi gợi cảm xúc
Bất cứ một sản phẩm nào không hề khiến bạn biểu cảm thì không bao giờ có thể viral được, bởi khi cảm xúc được bộc lộ ra, mọi người xung quanh mới chú ý tới. Do vậy, chẳng cần biết cảm xúc ấy là tích cực hay tiêu cực, hãy làm cho chúng được bộc lộ ra khi mọi người xem sản phẩm viral của bạn. Các cảm xúc khiến nội dung được viral thường bao gồm: sự tức giận, sự lo lắng, sự thích thú , nỗi sợ hãi và sự lãng mạn, bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về cách khéo léo áp dụng đưa các cảm xúc này vào chiến dịch tại đây . Hãy nhớ rằng, viral marketing phát triển hoàn toàn dựa trên cảm xúc con người.
6. Kể một câu chuyện thuyết phục
Không ai muốn nghe cũng như nhớ đến triết lý của một câu chuyện nếu bạn không kể cho họ nghe câu chuyện đó trước. Trong kinh doanh, bạn cần phải truyền tải thông điệp marketing của mình trong một câu chuyện hấp dẫn, đáng nhớ khiến cho người khác muốn chia sẻ.
7. Sử dụng mạng lưới truyền thông hiện có
Mạng lưới marketing từ lâu đã hiểu được sức mạnh của mạng lưới quan hệ con người. Mọi người trên internet đều phát triển mạng lưới các mối quan hệ. Họ thu thập địa chỉ email và trang web yêu thích. Chương trình liên kết khai thác mạng lưới như vậy, cũng như danh sách email. Tìm hiểu để đặt thông điệp của bạn vào thông tin liên lạc hiện có giữa mọi người và bạn nhanh chóng phân tán nó.
8. Tận dụng lợi thế của các nguồn tài nguyên khác
Các kế hoạch viral marketing sáng tạo nhất sử dụng nguồn tài nguyên của người khác để có được sự lan truyền. Ví dụ đặt văn bản hoặc liên kết đồ họa trên các website của người khác. Các tác giả tặng những bài viết miễn phí, và đăng trên các website của người khác. Một thông điệp có thể được chọn bởi hàng trăm tạp chí và hình thành nền tảng để hàng trăm ngàn độc giả nhìn thấy. Báo in hoặc trang web sẽ chuyển tiếp thông điệp tiếp thị của bạn.
9. Làm thêm những phần tiếp theo
Mọi người đều đã thấy chiến dịch của bạn. Họ nghĩ đó là một chiến dịch hay, ngoài mong đợi và cảm xúc của họ đã được chạm đến ở mức cao nhất – bạn đã thu được sự quan tâm hoàn toàn ở họ. Bạn nên làm gì bây giờ?
Theo thông lệ, các công ty sẽ không làm gì nữa, và đó là một sai lầm lớn. Khi bạn đã làm cho mọi người quan tâm là khi bạn phải hành động, và một trong những cách hay nhất là đem đến cho mọi người nhiều hơn những gì họ muốn – đó là làm thêm những phần tiếp theo. Có thể là bằng rất nhiều cách, như:
Làm thêm một số phim tương tự nữa có cùng “concept” (ý tưởng) với phim đầu tiên, như những phim mà BMW hay Nissan đã làm.
– Có thể là những đoạn phim quay cảnh hậu trường. Ví dụ như Rap Việt
– Những cảnh buồn cười hay bất tiện trong quá trình làm phim
– Blog về quá trình làm phim. Ví dụ như: Hậu trường phim chuyện xóm tui
– Các tài liệu, con người liên quan
– Hoặc là có thể làm tất cả những điều liệt kê trên đây
Lưu ý: một chiến lược viral marketing không nhất thiết phải có tất cả những yếu tố này, nhưng nếu một chiến lược bao gồm tất cả các yếu tố này thì còn gì bằng.
5 bước xây dựng một Viral Marketing (Marketing truyền miệng)
Bước 1: Nghiên cứu thị trường cho chiến dịch Viral Marketing (Marketing truyền miệng)
Xác định sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, khách hàng mục tiêu của sản phẩm nhằm đưa ra phương pháp tiếp cận đáp ứng nhu cầu, mong muốn khách hàng liên quan đến sản phẩm đó.
Bước 2: Xác định mục tiêu, mục đích khi làm phim cho Viral Marketing (Marketing truyền miệng)
Trong một chiến dịch Viral Marketing phải xác định được mục đích ưu tiên nhất nhằm đưa chiến dịch đi đúng hướng, và ko bị trật “đường ray” khỏi mong muốn ban đầu.
Mục đích có thể là: quảng bá thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán hàng, thông báo 1 sản phẩm mới ra, cải thiện hình ảnh công ty…
Tuy nhiên, khi một viral video được quảng bá lên các phương tiện truyền thông, sẽ luôn có 2 luồng dư luận khen và chê. Đôi khi, người tiếp nhận vô tình “bẻ lái” làm trật đường đi chiến dịch Viral hướng tới.
Nếu bạn hay khách hàng mong muốn 1 chiến dịch Viral Marketing toàn những phản hồi tốt đẹp và biến những bình luận trái chiều thành những khen hoa mỹ thì tôi thành thật khuyên bạn nên tìm đến hình thức marketing truyền thống vốn chỉ mang yếu tố 1 chiều.
Hãy cố gắng kiểm soát sự lan truyền của thông điệp tốt nhất có thể.
Bước 3: Xác định thông điệp làm Viral Marketing (Marketing truyền miệng)
Chiến dịch Viral thành công khi bạn kích thích sự tò mò, quan tâm, phản hồi và được lan truyền rộng rãi. Nếu không làm được điều đó thì xin chia buồn, chiến dịch Viral marketing của bạn đã thất bại và chúng chỉ là 1 spam quảng cáo không hơn không kém. Nên nhớ THÔNG ĐIỆP CÀNG NGẮN GỌN, DỄ HIỂU THÌ CÀNG DỄ THÀNH CÔNG
Bước 4: Lên ý tưởng cho Viral Marketing (Marketing truyền miệng)
Ý tưởng của một sản phẩm viral là quan trọng nhất, đội ngũ sáng tạo cần tạo ra những ý tưởng độc đáo mới lạ không trùng với bất kỳ ý tưởng nào đã có trên thị trường. Tạo nên ý tưởng tốt, công cụ phù hợp, hình thức trình bày có chất lượng sẽ góp phần lớn vào thành công của chiến dịch.
Bước 5: Hiện thực hóa ý tưởng chiến dịch Viral Marketing (Marketing truyền miệng)
Bộ phận Biên tập sẽ chuyển hóa ý tưởng thành kịch bản phim hoàn chỉnh, bao gồm những câu thoại của nhân vật, phân cảnh quay phim…Qua kịch bản, đạo diễn sẽ cho ra những thước phim viral đúng với tiêu chí, mục tiêu ban đầu đưa ra.
Nhà huấn luyện doanh nghiệp sẽ giúp bạn thực hiện các bước Viral marketing một cách hiệu quả nhất.
Fanpage: www.facebook.com/ChuyendoisoDoanhNghiepToandien
Website: hosting.org.vn
Hotline: 1900 2929 44 (Phím 3)
Số điện thoại: 0868 77 39 39