7 bước giúp bạn kiểm soát trí thông minh cảm xúc

7 bước giúp bạn kiểm soát trí thông minh cảm xúc

Trí thông minh cảm xúc giúp các bạn rèn luyện, biến cảm xúc thành trợ thủ đắc lực, qua đó giúp bạn trở nên tốt hơn, hạnh phúc hơn và thành công hơn. Tìm hiểu thêm về Trí thông minh cảm xúc tại đây.

Mô tả 7 bước giúp bạn kiểm soát trí thông minh cảm xúc

1. Tạm dừng (Pause) để rèn trí thông minh cảm xúc

Tạm dừng là kỹ năng quan trọng nhất trong bộ dụng cụ cảm xúc của bạn. Để tạm dừng bạn phải dành thời gian ngừng hẳn lại và suy nghĩ trước khi nói hoặc làm điều gì đó có thể khiến bản thân phải hối tiếc về sau.

 

Tạm dừng là kỹ năng quan trọng nhất trong bộ dụng cụ cảm xúc của bạn.

Nhưng việc tạm dừng không chị hiệu quả khi phải giải quyết những tình huống hỗn loạn. Thông thường chúng ta dễ bị cám dỗ bởi những cơ hội béo bở nhất thời nhưng lại chưa thật sự cần nhắc kỹ. Bạn có từng để ý lúc đi mua sắm, bạn sẽ chi tiêu quá tay vì đang thấy vui hay buồn chưa? Hãy sử dụng chế độ tạm dừng để xác định lại tâm trạng. Và quyết định liệu bạn có thật lòng muốn mua món đồ đó hay không, hoặc bạn sẽ thấy hối hận sau khi mua món đồ đó.

Có rất nhiều cách để tạm dừng, bạn có thể luyện tập qua nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nói thì dễ làm mới khó. Thậm chí khi đã phát triển được khả năng tự kiểm soát hiệu quả, các yếu tố như tâm lý căng thẳng hay tâm trạng tồi tệ có thể ức chế khả năng tạo dựng của bạn bất kỳ lúc nào. Đó là lý do tại sao việc bạn áp dụng chế độ tạm dừng mỗi ngày rất quan trọng. Theo thời gian bạn sẽ tạo được thói quen phản ứng thận trọng


Bài tập:

Nếu bạn thấy mình bị cảm xúc lấn át trong tình huống nào đó hãy tạm dừng. Nếu được hãy đi dạo một vòng. Một khi bạn cảm thấy bình tĩnh rồi thì hãy quay trở lại và quyết định bước tiếp theo.


2. Âm lượng (volume) trong trí thông minh cảm xúc

Khi giao tiếp đối phương thường phản ứng cùng tôn trọng và phong cách với bạn nếu giọng nói của bạn ôn hòa và mạch lạc họ cũng sẽ vậy. Nếu bạn la hét họ cũng sẽ hét la. Đây chính là lúc bạn cần điều chỉnh âm lượng của mình nếu bạn cần cuộc trò chuyện chất lượng, hãy nói một cách bình tĩnh và tự chủ.


Bài tập:

Nếu cuộc thảo luận trở nên căng thẳng, hãy cố gắng khởi động lại bằng cách hạ tông dòng. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy đối phương cũng bình tĩnh theo bạn.


3. Im lặng (Mute) là cách luyện trí thông minh cảm xúc

Nếu cuộc trò chuyện với ai đó trở nên quá cảm xúc và bạn cũng không thể rời đi được thì tốt nhất bạn nên chuyển sang chế độ im lặng nghĩa là, hãy ngừng nói chuyện.

Im lặng (Mute) là cách luyện trí thông minh cảm xúc

Cách này sẽ có ích vì vào thời điểm đó việc chia sẻ ý kiến của bạn sẽ chẳng giải quyết được gì, trái lại còn khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Chỉ cần khởi động chế độ im lặng là bạn có thể để đối phương chia sẻ cảm xúc của họ một cách trọn vẹn. Tất nhiên, việc ngồi không và lắng nghe người khác nói một tràng cũng chẳng dễ chịu gì. Vậy bạn có thể kiểm soát cảm xúc bản thân như thế nào trong những trường hợp như vậy?


Bài tập:

Hãy hít thở sâu và nhắc bản thân rằng cả tâm trạng của bạn và của người đang nói chuyện với bạn chỉ là tạm thời. Lưu ý rằng những điều họ nói ngay lúc đó có thể khó chịu và quá đáng đến đâu thì bạn cũng cần kiểm chế để không hành sự bốc đồng trong rất nhiều trường hợp khi đối phương đã nói thỏa lòng rồi thì họ sẽ bình tĩnh trở lại. Trong khi giữ im lặng hãy chắc chắn rằng bạn sẽ im lặng


4. Ghi âm (Record)

Ghi âm nghĩa là tập trung lắng nghe để tìm hiểu nhiều hơn về quan điểm của người khác. Hãy lắng nghe để thấu hiểu thay vì nghe để tìm cách phản hồi.

Ghi âm nghĩa là tập trung lắng nghe để tìm hiểu nhiều hơn về quan điểm của người khác


Bài tập:

Khi lắng nghe người khác bạn đừng vội phán xét hay khuyên bảo, thậm chí đừng cố tìm hiểu nguồn gốc vấn đề và giải pháp.


Thay vào đó hãy tập trung tiếp nhận thông tin. Mục đích ở đây là để có cái nhìn tường tận: biết nhiều hơn về cách họ nhìn nhận bạn cách họ nhìn nhận bản thân họ, cũng như cách họ nhìn nhận hoàn cảnh. Khi chú ý lắng nghe bạn sẽ xác định được những thiếu sót về kiến thức hoặc nhận thức của mình, hoặc bạn cũng sẽ tìm thấy những hiểu lầm cơ bản mà bạn không ngờ rằng chúng tồn tại.

5. Tua lại (Rewind) 

Những cuộc trò chuyện bị cảm xúc chi phối thường có nguyên nhân sâu xa nào đó. Nếu bạn trốn tránh, vấn đề tiếp tục nãy sinh đó là lý do vì sao bạn không nên tạm dừng hoặc im lặng nhằm đẩy mọi chuyện vào quên lãng vì vậy hãy tua lại để suy xét vấn đề sau khi cả hai bên đã lấy lại bình tĩnh.

nghe lại để nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc


Bài tập:

Trước khi trao đổi một vấn đề nhạy cảm hãy suy nghĩ thật kỹ về thời gian, địa điểm trò chuyện. Mục đích cuộc đối thoại cũng phải hợp tình hợp lý.


Cách bạn gợi lại vấn đề cũng rất quan trọng. Ví dụ, hãy bắt đầu với lồi xin lỗi chân thành hoặc đảm bảo rằng bạn và đối phương đã đồng thuận ở một số điểm nhất định, để họ giảm bớt cảm giác và sẵn sàng đón nhận những gì bạn sắp nói.

6.Tua nhanh (Fast Forward)

Tua nhanh có thể làm hỏng bộ phim hay nhưng nó thật sự là một kỹ năng hữu ích để giải quyết vấn đề cảm xúc. Nếu đang trong hoàn cảnh bị cảm xúc chi phối, thì trước khi hành động hãy lùi lại một bước để suy nghĩ về hậu quả ngắn hạn cũng như dài hạn của hành động đó.

nghĩ xa hơn để nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc

Ví dụ, bạn được 1 đồng nghiệp quan tâm chu đáo quá đà suốt nhiều năm liền, mặc dù bạn đã nói là bạn đã có gia đình và không hứng thú với mối tình nào khác. Nhưng một ngày nọ, bạn cãi nhau dữ dội với vợ hoặc chồng và ngay lập tức suy nghĩ khác đi. Mọi thứ phía trước bỗng trở nên hấp dẫn và cám dỗ bạn.

Đây chính là lúc để tui nhanh. Hãy quên đi cảm giác của bạn vào thời điểm đó. Hãy tự hỏi rằng: Quyết định này sẽ ảnh hưởng như thế nào trong một tháng một năm hay năm năm tới? Hãy nghĩ về những tác động bạn sẽ gây ra cho vợ hoặc chồng, các thành viên gia đình, lương tâm mình, và thậm chí với công việc của bạn?


Bài tập:

Nếu cảm xúc lấn át khả năng đánh giá vấn đề của bạn, hãy tui nhanh khoảnh khắc này. Bạn sẽ thấy đầu óc sáng suốt và đưa ra quyết định đúng đắn hơn.


7. Xem trước (Preview / Trailer)

Xem trước sẽ vô cùng có ích khi bạn đang cố gắng lấy lại động lực hoặc phải phấn đấu không trì hoãn hành động. Khi bạn không có hứng thú xem một bộ phim dài hơn 90 phút mà bạn chẳng biết gì về nó, chắc chắn bạn sẽ bỏ thời gian để xem trước đoạn giới thiệu. Tương tự thử làm một nhiệm vụ trong năm phút sẽ thuyết phục bạn rằng đây là việc đáng để làm.

nghĩ xa để nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc

Xem trước còn có tên khác là quy tắc năm phút đây là một thủ thuật của liệu pháp hành vi nhận thức đã có từ lâu. Đây là cách quy tắc này hoạt động: hãy buộc mình thực hiện một nhiệm vụ trong vòng năm phút bạn biết là có thể dừng lại sau năm phút đó tất nhiên, đa phần trường hợp bạn sẽ không bỏ cuộc mà bạn luôn có động lực để làm tiếp. Chế độ xem trước rất cần thiết vì khi thời điểm bắt đầu nhiệm vụ thường là lúc khó khăn nhất. Nhưng khi chinh phục được giao cảm tâm lý lúc đầu sẽ khiến nguồn năng lượng tuôn chảy, tạo đà giúp bạn dễ dàng tiếp tục và hoàn thành công việc tốt hơn.


Bài tập:

Nếu bạn phải vật lộn hòng tìm kiếm động lực để bắt đầu, hãy dành ra chỉ năm phút làm thử việc đó.

Nhà huấn luyện doanh nghiệp

Giúp bạn rèn luyện trí thông minh cảm xúc để điều hành doanh nghiệp.

CÔNG TY CP ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TC 

Fanpage: www.facebook.com/ChuyendoisoDoanhNghiepToandien

Website: hosting.org.vn

Hotline: 1900 2929 44 (Phím 3)

Số điện thoại: 0868 77 39 39